Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – Cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nhựa
(ĐTCK) Hiệp định RCEP được khởi động vào năm 2012 theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác ban đầu là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, Ấn Độ tạm đứng ngoài Hiệp định, đã làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 quốc gia.
Đến nay, Hiệp định RCEP đã trải qua nhiều vòng đàm phán đã được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).
Trong đó, 15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỷ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỷ USD) vào thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử
Hiệp định RCEP được xác định là nội dung ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam. Hiện, Việt Nam đã có một số ký kết riêng trong từng nước là thành viên của Hiệp định RCEP như: Hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc...
Sau khi Hiệp định RCEP được ký kết và đi vào thực thi, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về tham gia vào hội nhập sâu, rộng vào cả 3 hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định RECP sẽ thúc đẩy thương mại về hạt nhựa, hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nhựa giữa các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương vì nó nhằm mục đích giảm dần hoặc loại bỏ thuế nhập khẩu ở 15 quốc gia trong hai thập kỷ tới. Đối với PP và PE, việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan khác nhau giữa các loại sản phẩm và quốc gia.
Ngành nhựa trong những năm gần đây là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam từ 16% - 18%/năm.
Riêng về ngành nhựa công nghiệp nói chung và các vật liệu nhựa trong xây dựng nói riêng Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng do sự khởi động trở lại của thị trường bất động sản và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nước.
Với tốc độ phát triển nhanh như vậy ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt.
Theo thông tin từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2018.
Tin tức liên quan